Trích dẫn hay

10 trích dẫn hay trong tác phẩm Siddhartha của Hermann Hesse

Siddhartha của tác giả Hermann Hesse là một cuốn sách mỏng, nhẹ nhàng với câu chuyện về chàng trai Bà La Môn thông minh trên con đường tầm đạo. Hành trình bắt đầu từ những ngày còn trẻ cho đến khi tuổi già đến, từ khi chàng cười khinh bỉ những gì của đời sống đến lúc chàng yêu thương tất thảy. Câu chuyện về những khát khao tìm đến tri thức cho đến lúc thấu hiểu cuộc đời, thấu hiểu dòng sông – như cuộc đời con người – như là cả thế gian. Dưới đây là 10 trích dẫn đáng chú ý trong tác phẩm Siddhartha.

Thế gian xinh đẹp khi ngắm nó như thế, không tìm kiếm, thật giản dị, thật trẻ thơ. Trăng và sao đẹp, suối và bờ đẹp, rừng và đá, dê và con bọ hồng, hoa và bướm. Chấp nhận thế gian như thế thật đẹp và thật vui, thật trẻ thơ, thật tỉnh táo, thật cởi mở với vạn vật xung quanh, không chút hoài nghi.

Cả tư duy lẫn giác quan đều đẹp, cả 2 đều ẩn chứa ý nghĩa tối hậu. Cả hai đều đáng lắng nghe, cả hai đều đáng chơi với, không rẻ rúng cũng không quá coi trọng, tiếng nói thầm kín sâu thẳm của cả hai đều phải được lắng nghe.

10 trích dẫn hay trong tác phẩm Siddhartha của Hermann Hesse

Tình yêu có thể xin, có thể mua, có thể nhận như món quà, có thể tìm gặp ngoài phố, nhưng không lấy trộm được

Ai cũng có thể làm bùa phép, ai cũng có thể đạt đến mục đích của mình nếu biết suy nghĩ, nếu biết chờ đợi, nếu biết nhịn ăn.

Mỗi người đưa cái mình có. Binh lính có sức mạnh, thương gia có hàng hóa, thầy giáo có bài học, nông dân có gạo, ngư phủ có cá.

Nếu một người không có gì ăn, thì nhịn đói là cách sáng suốt nhất. Chẳng hạn, nếu Siddhartha chưa học cách nhịn đói, thì hôm nay anh ta sẽ phải nhận bất cứ việc gì, với ông hay với bất kỳ ai, vì đói sẽ buộc anh ta làm. Nhưng bây giờ Siddhartha có thể bình tâm chờ, anh ta không nôn nóng, anh ta không tuyệt vọng, anh ta có thể chịu đói rất lâu và có thể coi thường nó.

Chẳng phải ta đã dần dần và rất quanh co biến đổi từ một người lớn trở lại thành đứa trẻ, như thể ta là một kẻ suy tư trở thành thơ dại.

Kẻ thực tâm đi tìm không thể chấp nhận giáo lý nào nếu anh ta thực sự muốn tìm. Nhưng kẻ đã tìm thấy có thể chấp nhận mọi giáo lý, mọi con đường, mọi mục đích, kẻ đó không còn xa cách với hàng ngàn người khác đang sống trong cõi vĩnh hằng, những người đang hòa nhịp với thần thánh.

Khi người ta tìm, mắt họ dễ chăm chú chỉ nhìn cho thấy cái họ đang tìm mà không thấy được cái gì khác, không thể nhận ra cái gì khác, vì họ chỉ nghĩ về cái đang tìm, vì họ có một mục đích, vì họ bị ám ảnh với mục đích ấy. Tìm kiếm nghĩa là có một mục đích. Nhưng tìm thấy nghĩa là tự do, là cởi mở, là không mục đích.

Cái gì có thể suy nghĩ bằng ý niệm và nói thành lời đều là phiến diện, là một mặt, là phân nửa, không hoàn toàn, không trọn vẹn, không nhất thể.

Siddhartha của tác giả Hermann Hesse là cuốn sách dành cho những ai muốn suy ngẫm về cuộc đời, về cách con người tìm đến sự bình an trong tâm trí.

Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.

XEM THÊM

 

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *