Cổ học tinh hoa – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc | Tử An Trần Lê Nhân
Cổ học tinh hoa là cuốn sách của hai tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân nằm trong dự án Tủ sách đời người do Omega+ được xuất bản năm 2023. Sách được in theo bản in đầu tiên do Vĩnh Long Thư Quán xuất bản năm 1926-1929, có bổ sung hệ thống chú thích giúp người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn. Tác phẩm nằm trong mảng Triết lý Tư tưởng thuộc Tủ sách đời người và được coi là lựa chọn phù hợp cho các tủ sách của các gia đình.
Trong Cổ học tinh hoa, hai tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân sưu tầm và biên soạn lại từ các tích xưa của Trung Quốc. Những câu chuyện nhỏ trong sách đều chứa đựng những triết lý sống rất đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, ấn tượng. Nội dung mỗi câu chuyện lại đi kèm theo phần giải nghĩa và lời bàn bên dưới để lý giải ngắn gọn, rõ ràng hơn về những từ ngữ sử dụng trong đó giúp người đọc cảm thấy có thể hiểu sâu, rõ hơn. Đã có rất nhiều những bài viết bàn về nội dung của Cổ học tinh hoa. Vậy nên dưới đây sẽ là một số chia sẻ về những hiểu lầm nhiều người thường gặp khi đọc cuốn sách này.
Có 2 điều nhiều người thường nhầm lẫn khi nhắc đến Cổ học tinh hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, đó là: đây là sách tinh hoa cổ học Việt Nam và đây là một cuốn sách khó đọc. Điều thứ nhất thì chắc là do tên tác giả và tên sách khá Việt chăng? Còn điều thứ hai thì cả hai thứ “cổ học” và “tinh hoa” luôn khiến người ta ngại ngần tiếp cận.
Nói về vấn đề thứ nhất, nói rằng đây là cuốn sách văn hóa Việt Nam. Cổ học tinh hoa là cuốn sách của hai tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân bao gồm 250 mẩu chuyện được hai vị học giả thâu lượm và biên soạn lại chủ yếu từ các tích xưa, các sách kinh điển của Trung Hoa thời cổ. Các tác giả chọn dịch lại từ Khổng Tử tập ngữ, Ái Tử Xuân Thu, Hàn Thi ngoại truyện… để giúp người đọc tiếp cận được những tinh hoa văn hóa, đạo đức từ ngàn xưa. Chính vì vậy, cuốn sách dù do tác giả Việt Nam sưu tầm và biên soạn nhưng thực chất lại không phải là sách văn hóa Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.
Vấn đề thứ hai chính là tên sách “Cổ học tinh hoa” khiến nhiều người ngại đọc vì nghĩ đến cổ học, tinh hoa là những cái gì đó thâm sâu, đậm tính triết lý. Thực tế, nội dung của những câu chuyện trong sách được trình bày rất dễ đọc, dễ hiểu cho mọi độc giả. Có câu chuyện quen thuộc như Ôm cây đợi thỏ đã được những người Việt kể cho nhau nghe qua nhiều thế hệ và những bài học cũng được chia sẻ từ đó. 250 mẩu truyện ngắn với phần chú thích từ tên nhân vật, mốc thời gian, từ ít gặp giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn những câu chuyện đó. Phần bàn luận phía dưới sẽ giúp những ai chưa thực sự hiểu rõ có thêm sự chia sẻ để ngẫm nghĩ. Có thể nói, Cổ học tinh hoa là lựa chọn phù hợp với cả các em học sinh bởi sự dễ hiểu của các nội dung trong đó.
Cổ học tinh hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân đã đúc kết trí tuệ vượt thời gian và phù hợp với cả xã hội hiện đại. Sau gần 100 năm, cuốn sách này vẫn mang đến những giá trị quý báu trong hành xử, ý nghĩa tuyệt vời cho cuộc sống con người.
Nguyễn Văn Ngọc (1890 – 1942) tự Ôn Như, quê ở làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Tử An Trần Lê Nhân Trần Lê Nhân (1888 – 1975) hiệu Tử An, là nhà giáo, người làng gốm sứ Bát Tràng, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Cổ học tinh hoa của hai tác giả này được coi là cuốn sách hay, quý cho tủ sách của mọi gia đình.
Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.