Những trích dẫn đáng chú ý trong Suối nguồn của Ayn Rand
Suối nguồn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ nhà văn người Mỹ Ayn Rand được xuất bản năm 1943. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Howard Roark, một kiến trúc sư trẻ với cá tính mạnh và lựa chọn con đường đi để theo đuổi đến cùng chứ không thỏa hiệp. Xuyên suốt câu chuyên là sự liên hệ của Howard Roark với các nhân vật ấn tượng khác là Peter Keating, Ellworths Toohey và Gail Wynand. Bản thảo Suối nguồn của Ayn Rand từng bị 12 nhà xuất bản từ chối cho đến khi trở thành tác phẩm được độc giả yêu thích và được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1949.
Hãy cùng Sách Xanh Xanh điểm qua một số những trích dẫn đáng chú ý trong Suối nguồn của Ayn Rand.
Mỗi con người tự tạo ý nghĩa, phong cách và mục đích cuộc sống của anh ta. Tại sao lại quan trọng hoá những cái mà người khác đã làm? Tại sao số lượng người lại có thể thay thế cho nội dung của chân lý?
Ông muốn làm theo điều mà họ mong rằng ông nghĩ là họ nghĩ thế, hay ông muốn làm theo sự đánh giá của chính bản thân ông?
Bản thân trận chiến dai dẳng chống lại sự cưỡng bách của một ham muốn cũng chính là một sự cưỡng bách.
Một thứ không thể là cao nếu người ta có thể với tới nó; nó không vĩ đại nếu người ta có thể tranh cãi về nó; nó không sâu nếu người ta có thể nhìn thấy đáy của nó.
Tất cả mọi thứ đều đơn giản khi ta quy chúng về tới những thứ cơ bản.
Chính trực là khả năng trung thành với một tư tưởng.
Những thứ mà anh ta ham muốn thực ra chẳng hề quan trọng. Người ta không thể hạnh phúc cho đến chừng nào người ta nhận thức được điều này một cách trọn vẹn.
Cô có thể chiến đấu với một thứ còn sống. Cô không thể chiến đấu với một thứ đã chết.
Hãy yêu cầu họ làm bất kỳ cái gì khác. Hãy yêu cầu họ đạt được sự giàu có, danh vọng, tình yêu, sự tàn bạo, giết người, sự hy sinh. Nhưng đừng yêu cầu họ phải đạt được lòng tự trọng.
Để nói “Tôi yêu em” thì người ta phải nói “Tôi” trước đã.
Người ta có thể sống một cuộc đời nhạt nhẽo, nhưng không thể chết một cách nhạt nhẽo.
Nguyên nhân là ở bên trong anh ta. Nếu sét đánh một cái cây mục nát và nó ngã gục thì đó không phải lỗi của sét.
Lòng tự trọng là cái không thể bị giết. Điều tồi tệ nhất phải là giết chết khả năng giả vờ có lòng tự trọng.
Những kẻ yêu thương tất cả mọi người và luôn cảm thấy chỗ nào cũng là nhà mới chính là kẻ thực sự căm ghét con người. Hắn không trông đợi điều gì từ con người, nên không có sự suy đồi nào có thể làm cho hắn giận dữ.
Tình yêu là thiêng liêng, là thờ phụng, là vinh quang, là ngước mắt lên trên. Nó không phải là miếng gạc che đậy những vết thương bẩn thỉu.
Ta đã để lỡ một vài điều nhưng ta không hề tiếc nuối, bởi vì ta đã yêu cuộc đời của ta như nó vốn có, kể cả những phút giây ta cảm thấy trống rỗng, kể cả những khi ta không tìm thấy lời giải đáp…ta vẫn yêu nó – đấy chính là cái chưa được giải đáp trong cuộc đời ta. Nhưng ta yêu nó.
Điều khó nhất trên trái đất này chính là làm những gì chúng ta muốn. Và nó đòi hỏi lòng dũng cảm lớn lao nhất.
Chạy theo người khác thì quá dễ. Còn đứng độc lập một mình lại không dễ chút nào. Anh có thể đóng vai đạo đức giả trước một đám khán giả. Nhưng anh không thể tự lừa dối mình được.
Khi anh ngừng khả năng phán xét độc lập, cũng là lúc anh ngừng nhận thức. Ngừng nhận thức cũng có nghĩa là ngừng sống.
Những khoảnh khắc lớn nhất của mỗi chúng ta đều là khoảnh khắc riêng tư, đều là tự giác, và không thể để kẻ khác chạm vào. Những gì quý giá và thiêng liêng nhất chính là những thứ mà chúng ta không muốn chung chạ với ai.
Nếu một người không thể tôn trọng bản thân mình thì người đó không thể yêu hay tôn trọng người khác được.
Những người hạnh phúc là những người tự do.
Bất cứ cái gì cũng có thể bị phản bội, bất cứ ai cũng có thể được tha thứ. Trừ những kẻ thiếu lòng dũng cảm để trở nên vĩ đại khi họ có thể trở nên vĩ đại.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
Loài người được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra.
Nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy người khác đau khổ – để người ta có thể trở thành người đức hạnh.
Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của một con người là bổn phận với chính mình.
Thứ tồi tệ nhất về những kẻ không trung thực là quan niệm của họ về sự trung thực.
Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lí giữa người với người là – buông nhau ra.
Trên đây là những trích dẫn đáng chú ý trong tiểu thuyết Suối nguồn của Ayn Rand. Có thể nói, đây là tác phẩm có tác động mạnh và sâu tới rất nhiều độc giả trên trong suốt nhiều thập kỷ qua. Những mâu thuẫn được thể hiện ngay trong chính những trích dẫn ngắn gọn nhất trên đây cũng đã mang đến những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con người. Suối nguồn của Ayn Rand vẫn luôn là một trong những cuốn tiểu thuyết ấn tượng được độc giả trên toàn thế giới yêu mến.
Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.