Những trích dẫn hay trong Bốt điện thoại bên rìa thế giới của Laura Imai Messina
Bốt điện thoại bên rìa thế giới là cuốn tiểu thuyết của tác giả người Ý Laura Imai Messina dựa trên câu chuyện có thật về một trạm điện thoại tại Iwate, thành phố nằm ở miền đông bắc Nhật Bản. Đây là nơi được nhiều người coi là nơi để những người tìm đến để có cơ hội “nói chuyện” với những người thân đã qua đời của họ. Với rất nhiều những câu chuyện về nỗi đau của các nhân vật được kể và dần chữa lành, tác phẩm của Laura Imai Messina đã khiến độc giả chia sẻ và đồng cảm với họ.
Dưới đây là một số trích dẫn đáng chú ý trong tiểu thuyết Bốt điện thoại bên rìa thế giới của Laura Imai Messina.
Yui đã không mảy may nao núng trước cái sự thật cơ bản nhất: rằng sự mong manh yếu đuối chẳng có ở đâu nhiều như trong xác thịt của con người.
Đôi khi cô khóc, đôi khi cô lại cười, bởi vì cuộc sống vẫn có thể trở nên thật khôi hài, ngay cả sau khi khép lại một bi kịch.
“Tối qua, tôi đã đọc cho cháu trai mình nghe câu chuyện Peter Pan, cậu bé biết bay đã để mất chiếc bóng của chính mình và được một cô bé khâu lại vào lòng bàn chân. Và, các anh chị biết đấy, tôi nghĩ đó chính là những gì chúng tôi đang làm khi lên ngọn đồi kia để tìm kiếm khu vườn của Suzuki-san: chúng tôi đang cố gắng lấy lại những chiếc bóng của mình.”
“Có một người đàn ông từng nói với tôi rằng cái chết là chuyện rất riêng tư…” Suzuki-san nói. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta thường cố gắng xây dựng cuộc đời mình giống hệt như cuộc đời của những người khác. Nhưng với cái chết thì lại không như vậy. Mỗi người đều sẽ phản ứng với khoảnh khắc cuối cùng của chính mình theo cách riêng của họ…”
Chỉ một cái ôm thôi nhưng có thể sửa chữa cho bao nhiêu lỗi lầm, Yui nghĩ thầm. Thậm chí có thể tái cấu trúc lại khung xương của chúng ta là đằng khác.
“Tình yêu giống như một liệu pháp, nó chỉ mang lại hiệu quả khi nào chúng ta chịu tin tưởng vào nó.”
“Nhưng quan trọng nhất,” bà ấy sẽ nhại lại lời ông “nó chỉ mang lại hiệu quả khi nào chúng ta đã sẵn sàng nỗ lực.”Nhưng điều tồi tệ nhất chính là ông chẳng thể cứu nổi bất kỳ ai, kể cả người đàn ông đã bị ném vào mạn thuyền mình và nhất nhất không chịu buông xuôi ý định leo được vào bên trong cho tới khi tận khi trút hơi thở cuối cùng.
Bất cứ ai từng phải trải qua nỗi đau buồn khôn thấu đều sẽ có lúc tự hỏi rằng đâu mới là chuyện khó khăn hơn, học thêm những điều mới hay là quên đi những điều đã cũ kỹ.
Bởi đâu chỉ có những điều tốt đẹp nhất mới đi đến hồi kết, mà ngay cả những điều tồi tệ nhất cũng vậy.
Anh biết tốt nhất là nên giữ im lặng khi ai đó tin rằng chỉ cần một điều gì đấy hết sức giản đơn thôi cũng có thể sửa chữa được mọi thứ.
Tuổi thơ của tất cả mọi người rồi sẽ đều lùi xa vào dĩ vãng. Và một ngày nào đó, tất cả trẻ con trên đời rồi sẽ ra đi.
Mà thực tình, cô cho là tất cả trẻ em trên đời này – không hề có ngoại lệ – đều là người tạo nên những phép màu.
Phép màu chỉ có thể xảy ra, khi chẳng có ai ở đó mà chứng kiến.
“Hana, tình yêu chẳng liên quan gì đến sắc đẹp hay tài năng đâu con, tin bố đi nào.”
…”Phải, không liên quan gì hết. Nếu không, nó sẽ chẳng khác nào một thứ đồ dễ vỡ, con có nghĩ vậy không?”“Ngay cả những thứ khổng lồ nhất cũng có thể được chia ra thành các phần nhỏ xíu… Thậm chí cả những vấn đề lớn lao nhất. Dù là bất cứ thứ gì đi chăng nữa, cháu đều có thể lồng chúng vào vừa khít với một chiếc khung hình.”
Mặc dù đã cố gắng nằm yên hết mức có thể, nhưng người đàn ông nọ vẫn chẳng thể nào cưỡng lại niềm cám dỗ muốn vươn hai tay ra chạm lên mặt con trai.
Những lời chúng ta thường nghe hay đọc được ở một nơi nào đó luôn luôn tìm đến với chúng ta một cách rất tình cờ nhưng không phải là không có lý do.
Bốt điện thoại bên rìa thế giới của Laura Imai Messina có câu chuyện người ta đồn đại rằng người phụ nữ cứu Bốt điện thoại Gió về sau lại được chính nó cứu. Hay có câu chuyện rằng chính nhờ chính những linh hồn đã khuất – những linh hồn đã lắng nghe người thân của họ trò chuyện với họ qua bốt điện thoại đó – đã cứu người phụ nữ ấy trong cơn bão. Điều kì diệu luôn bằng cách nào đó, hiện hữu khi ta không thực sự nhìn thấy nó.
Trên đây là một số những trích dẫn hay trong Bốt điện thoại bên rìa thế giới của Laura Imai Messina – cuốn tiểu thuyết cho những tâm hồn cần được xoa dịu.
Laura Imai Messina sinh năm 1981, là tác giả người Ý có nhiều tình cảm dành cho đất nước Nhật Bản. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Văn học tại đại học Sapienza Rome. Năm 23 tuổi cô cùng gia đình chuyển đến đất nước mặt trời mọc và Laura Imai Messina giảng dạy tại đại học Ngoại Ngữ Tokyo.
Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.