Trích dẫn hay

Những trích dẫn hay trong Chùm nho thịnh nộ của John Steinbeck

Chùm nho thịnh nộ được coi là tác phẩm vĩ đại của văn học Mỹ không chỉ vì cách John Steinbeck tái hiện cuộc sống trong thời kỳ khủng hoảng mà còn vì cách ông vẽ lên những nhân vật sống động và sắc nét. Nội dung cuốn tiểu thuyết giành giải Pulitzer năm 1940 này thể hiện sự thương xót và đề cao ý chí kiên cường, phẩm giá của con người trong bối cảnh khắc nghiệt cả về tự nhiên lẫn tác động của kinh tế. Tác phẩm đã tạo ra một tác động sâu sắc về quyền lợi lao động, quyền con người và cũng được coi là một biểu tượng văn hóa của tình hình kinh tế và xã hội trong thời kỳ khủng hoảng tại Mỹ những năm 1930.

Dưới đây là một số trích dẫn đáng chú ý trong tác phẩm Chùm nho thịnh nộ của John Steinbeck:

Má không biết hết… nhưng mà biết. Nó làm một việc hơi bậy, rồi người ta xúc phạm nó, bắt nó rồi xúc phạm nó, vì vậy nó uất ức. Rồi điều dở kế tiếp của nó là uất ức, rồi họ lại xúc phạm nó. Chẳng bao lâu nó nổi tam bành lục tặc. Họ bắn nó như sâu bọ, nó bắn lại, rồi họ săn lùng nó như săn sói ngoài đồng… Nó uất ức. Nó không còn là thiếu niên hay người lớn nữa, má chỉ là một đống uất hận dữ tợn biết đi. Nhưng ai biết nó thì không xúc phạm nó…

Làm sao chúng ta có thể sống mà không có cuộc đời mình? Làm sao mình biết đó là mình nếu mình không có quá khứ? Thôi. Để nó lại. Đốt nó đi.
Họ ngồi nhìn nó, và đốt nó vào ký ức của họ.

Xe cộ dừng lại bên đường, tháo đầu máy, vá lốp. Xe khập khiễng trên lộ 66 như bị thương, Hổn hển, gắng sức. Quá nóng, mối nối lỏng, vòng bi lòng, sườn xe lách cách…

Kẻ tị nạn chạy trốn nỗi kinh hoàng – nhiều điều lạ lùng xảy đến với họ, bao điều tàn nhẫn cay đắng, và bao điều đẹp tới nỗi niềm tin lại cháy lên mãi mãi.

Ai cũng có thể suy sụp, kẻ mạnh mẽ thì không. Má nói.

Không, không, má hổng sợ. Con không được sợ. Má không được sợ. Sống quá nhiều cuộc đời một lúc… là quá lắm. Trước mặt có hàng ngàn kiểu đời mà mình có thể sống, nhưng khi nó tới thì sẽ chỉ có một kiểu thôi. Nếu má mà sống hết các kiểu đời đó thì quá lắm. Con phải sống với ngả đường phía trước vì con còn trẻ, nhưng… với má thì chỉ là chỗ ghé qua thôi. Chỉ khi nào sắp tới lúc mọi người muốn ăn xương lợn nữa.” Mặt bà đanh lại. “Má chỉ làm được đến thế. Má đâu có thể làm hơn. Mọi việc sẽ đảo lộn nếu mà làm nhiều hơn như thế. Mọi người trông đợi má chỉ nghĩ như thế. – Má.

Đồng 5 xu làm cả bộ máy này hoạt động, đã khiến Crosby hát và ban nhạc hòa tấu – đồng năm xu đó rơi qua các điểm tiếp xúc rồi vào bóp tiền lời. Đồng 5 xu, không như phần lớn các loại tiền, đã thực sự làm việc, nó có trách nhiệm cụ thể là tạo ra một loạt chuyển động.

Tiền mình làm ra hông nghĩa lý gì. Mình chỉ cần gia đình đừng bị phân tán. Như đàn bò bám lấy nhau khi bị bọn sói rình rập. Khi mọi người đều ở đây, mọi người đều còn sống, thì tui hổng sợ, nhưng tôi hông muốn thấy mình phân tán ra… Tui hông thể nói gì được nếu họ muốn đi, nhưng nếu gia đình tui mà bể ra thì tôi sẽ chống trà túi bụi với cây sắt này. – Má.

Lúc chập tối xảy ra một điều lạ lùng: hai mươi gia đình trở thành một gia đình, bọn trẻ con là con cái của chung. Việc mất nhà trở thành mất mát chung, và thời hoàng kim ở miền Tây là giấc mơ chung.

Lúc nào tao cũng nghe mà. Vì vậy tao suy nghĩ. Nghe thiên hạ nói, rồi chả mấy chốc tao hiểu cảm nghĩ của họ. Bao giờ cũng vậy. Tao nghe họ, đoán ý họ, họ như con chim đập cánh trong gác xép. Lao tới kính cửa sổ mờ bụi định bay ra để rồi bị gãy cánh. – Casy.

Ồ tôi đã nhận. Mùa đông vừa rồi, chúng tôi đói… Tôi và ba với mấy đứa nhỏ. Mà chỉ mưa. Người ta bảo chúng tôi đi gặp Cứu Thế Quân.” Mắt bà trở nên dữ tợn. “Chúng tôi đói… họ khiến chúng tôi quỵ lụy mới có bữa ăn. Họ tước đoạt phẩm giá của chúng tôi. – Annie.

Đã bao giờ thấy con chim trĩ trống, hiên ngang, xinh đẹp, từng sợi lông sơn vẽ đủ màu, thậm chí mắt nó cũng trang điểm xinh xắn, đã thấy chưa? Rồi đoàng! Anh nhặt nó lên… máu me quằn quại, anh đã hủy hoại một thứ tốt đẹp hơn anh, mà dù có ăn thịt nó cũng không bao giờ bù đắp được với cái anh đã hủy hoại trong chính bản thân mình, mà anh chẳng bao giờ hàn gắn lại được.

Đàn ông sống với từng sự cố một… em bé sinh ra và một người chết, đó là một sự cố… có ruộng rồi mất ruộng, đó là một sự cố. Đàn bà thì tất cả là một dòng, như dòng nước, có xoáy nước nhỏ, có con thác nhỏ, nhưng dòng sông nó cứ trôi. Đàn bà nhìn nó như thế. Mình sẽ không chết đi. Người ta tiếp tục sống… có lẽ thay đổi một chút, nhưng cứ tiếp tục sống.

Dần dần, cuộc sống nhấp nhổm hồi sinh trong đất, trong lỗ, trong hang, trong bụi rậm. Chuột chũi cựa quậy, thỏ rón rén tìm đến cỏ cây xanh, chuột chạy nhốn nháo đạp lên các hòn đất, và bọn chim săn mồi lặng lẽ bay lượn trên cao.

Trên đây là những trích dẫn hay trong tác phẩm Chùm nho thịnh nộ của John Steinbeck. Sự xuất sắc của tác phẩm  đã được khẳng định khi bằng những câu chữ tuyệt vời, John Steibeck đã chinh phục được độc giả thế giới gần 1 thế kỷ qua.

Tác giả John Steinbeck (1902-1968) là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Ông được biết đến với những tác phẩm văn học có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt là về văn hóa và điều kiện sống của người dân nghèo khổ trong thời kỳ Đại suy thoái tại Mỹ. Một số tác phẩm được yêu thích có thể kể đến như: Chùm nho thịnh nộ, Phố Cannery Row, Hạt ngọc trai, Của Chuột và Người, Phía đông vườn địa đàng…

Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.

XEM THÊM

 

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *