Trích dẫn hay

Những trích dẫn hay trong Đứa con phi pháp của Trevor Noah

Đứa con phi pháp là cuốn tự truyện của Trevor Noah – một diễn viên hài, người dẫn chương trình The Daily Show nổi tiếng trên toàn thế giới. Thế nhưng, khởi đầu của chàng trai thông minh, hóm hỉnh này lại là việc được sinh ra phi pháp khi có mẹ là một phụ nữ da đen Nam Phi và cha là người da trắng Thụy Sỹ trong thời kì chế độ Apartheid thống trị. Từ một Trevor Noah gần như không được bước chân ra khỏi nhà khi còn nhỏ, anh đã trở thành một người đàn ông da màu nổi tiếng, thành công với sự nỗ lực của bản thân. Không thể không kể đến người mẹ tuyệt vời của Trevor – Patricia Noah, người phụ nữ Nam Phi xinh đẹp, mạnh mẽ, nổi loạn và giàu tự trọng đã cho con mình những phẩm chất để trưởng thành.

Dưới đây là một số trích dẫn hay trong tự truyện Đứa con phi pháp của Trevor Noah:

Trong bất kỳ xã hội nào xây dựng trên thể chế phân biệt chủng tộc, quan hệ khác chủng tộc không chỉ thích thức tính chính đáng của chế độ mà còn chỉ ra rằng chế độ đó phi lý và khó lòng tồn tại đến mức nào.

Mà khi ai đó bị sét đánh chết, tất cả đều biết có kẻ vừa sử dụng Mẹ thiên nhiên để điều khiển lưỡi tầm sét. Nếu bạn có thù oán với người chết thì đảm bảo sẽ có kẻ bảo bạn là thủ phạm, rồi cảnh sát chẳng mấy chốc sẽ tới gõ cửa hỏi thăm.

Ngôn ngữ mang yếu tố văn hóa và nhận dạng đặc trưng, ít nhất xét về mặt quan điểm người nghe.

Trích dẫn hay trong Đứa con phi pháp – Trevor Noah

Nhưng thế giới thực vẫn tồn tại ngoài kia. Tới ngày nay người ta vẫn còn phân biệt chủng tộc. Vô số người vẫn phải hứng chịu tổn thương, chỉ vì ta không bị kỳ thị không có nghĩa người khác không bị kỳ thị.

Một người có tri thức là một người tự do, còn không cũng là một người biết khao khát tự do.

“Học hỏi từ quá khứ và trở nên tốt hơn vì đã trải qua quá khứ”, mẹ nói, “Nhưng đừng khóc than cho quá khứ. Cuộc đời có khi đầy khổ đau. Trưởng thành từ nỗi đau chứ đừng để nó vui dập. Đừng oán trách”.

Quan điểm của mẹ là “Mẹ đã chọn sinh ra con. Mẹ đưa con đến thế giới này, vậy thì mẹ sẽ cho con mọi điều mẹ chưa từng có”.

Mẹ tôi nghe vậy sẽ đáp: “Bởi vì cho dù cả đời nó không rời khỏi khu ở chuột thì nó cũng biết khu ổ chuột không phải là toàn bộ thế giới. Chỉ cần nó biết được như vậy thì coi như tôi đã thành công rồi”.

“Sự ngu dại vốn buộc lòng con trẻ; xong roi răn sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó”.

Tôi kính trọng mẹ ở chỗ bà luôn cho tôi biết rõ tại sao mình bị đánh. Không phải vì tức giận.

Tôi cứ tin rằng Fufi là chó của mình, nhưng sự thật dĩ nhiên không phải thế. Fufi là một con chó. Tôi là một thằng nhóc. Chúng tôi thân thiết với nhau. Nó chẳng qua chỉ ở trong nhà tôi. Kinh nghiệm đó định hình toàn bộ cảm nhận của tôi về các mối quan hệ suốt quãng đời còn lại: ta không sở hữu điều ta yêu thương.

Dưới thời Apartheid, hằng năm vẫn có một số người da màu được thăng hạng thành người da trắng. Chuyện thật chứ chẳng phải đùa. Người ta có thể nộp đơn lên chính quyền. Chỉ cần tóc thẳng đạt chuẩn, da trắng đạt chuẩn, phát âm đạt chuẩn thì ta có thể đổi xếp loại thành người da trắng. Tất cả những gì cần làm chỉ là cắt đứt quan hệ với đồng bào, với lịch sử dân tộc, vứt bỏ toàn bộ gia đình và những người bạn da màu sậm hơn.

“Trevor, giá trị người đàn ông không nằm ở kiếm được tiền nhiều hay ít. Con vẫn có thể là người đàn ông của gia đình dù không kiếm tiền nhiều bằng vợ. Một người đàn ông thực thụ thể hiện ở cách sống chứ không phải sở hữu thứ gì. Con muốn trở nên đàn ông hơn không có nghĩa vợ con phải trở nên thua kém con.”

Trích dẫn hay trong Đứa con phi pháp – Trevor Noah

“Phụ nữ thích được chú ý. Tới đây, đặt tinh thần và mẹ, cho mẹ biết con có nhìn thấy mẹ. Đừng chỉ nhìn thấy mẹ khi nào con cần thứ gì đó”.

Người ta không muốn giàu có. Người ta muốn được lựa chọn. Càng làm giàu thì càng có nhiều lựa chọn. Đó là sự tự do mà tiền đem lại.

Tôi thường gặp những người phương tây quả quyết rằng cuộc diệt chủng do Thái là cuộc thảm sát tàn bạo nhất lịch sử nhân loại, không cần phải bàn cãi. Phải, sự kiện ấy kinh khủng thật. Nhưng tôi cũng thường tự hỏi những người châu Phi đã từng đi qua anh thống trị tàn bạo như ở Congo phải cảm thấy kinh khủng đến mức nào? Những gì người châu Phi phải trải qua đâu được ghi chép lại những người Do Thái. Đức Quốc xã thống kê lại từng con số, chụp ảnh, làm phim…. Nhưng khi nhìn vào lịch sự áp bức các dân tộc châu Phi, chẳng có con số nào ghi lại cả. Chỉ là suy đoán. Suy đoán khó làm người ta kinh sợ lắm.

Thật dễ phê phán cái ác khi ta sống trong một môi trường đủ đầy để không phải nhúng chàm. Nhưng xóm giang hồ đã dạy tôi rằng mỗi người đều có một cái nhìn khác nhau về sai và đúng, mỗi người đều có một định nghĩa riêng về tội ác và mức độ nào họ dám phạm vào.

Xóm giang hồ được dựng lên cũng vì lý do đó, để tống khứ nạn nhân Apartheid đi cho khuất mắt. Vì nếu người da trắng xem người da đen là con người, họ sẽ nhận ra chế độ nô lệ thực chất phi nhân tính đến mức nào. Thế giới ta đang sống không cho ta nhìn thấy hậu quả mình gây ra cho người khác, bởi ta không sống chung với họ.

Trên đây là một số trích dẫn hay trong tự truyện Đứa con phi pháp của Trevor Noah. Một cuốn sách thú vị dành cho bạn đọc!

Trevor Noah (sinh ngày 20/2/1984) tại Johannesburg, Nam Phi là một diễn viên hài, người dẫn chương trình truyền hình, truyền thông. Hiện tại, anh là người dẫn chương trình The Daily Show, một talkshow được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ Comedy Central.

Vui lòng ghi rõ nguồn trang review sách khi sử dụng nội dung trong bài viết.

XEM THÊM
Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *